Nghệ thuật múa rối của Nhật Bản (Bunraku)

Bunraku là nghệ thuật múa rối truyền thống của Nhật Bản, còn được lưu giữ tới ngày nay. Các con rối khá lớn và được làm thủ công tinh tế. Mỗi con rối Bunraku cần tới 3 người để điều khiển các động tác nhuần nhuyễn. Mỗi năm, các vở rối Bunraku được diễn thường xuyên trong các rạp quốc gia ở Osaka và Tokyo.
Ban đầu, cụm từ "Bunraku" chỉ dùng để chỉ nhà hát đặc biệt thành lập ở Osaka năm 1872, được đặt tên là Bunrakuza theo tên của người điểu khiển rối Uemura Bunrakken vào đầu thế kỷ 19 ở đảo Awaji, người mà với những cố gắng của mình đã phục hồi lại di sản kịch rối truyền thống đang suy tàn vào thế kỷ 19.Sau này sự nổi trội của Nhà hát Bunraku Quốc gia Nhật Bản, hậu duệ của nhà hát được Bunrakken thành lập, đã làm phổ cập cái tên "Bunraku" trong thế kỷ 20 đến mức mà nhiều người Nhật dùng cụm từ này để chỉ chung mọi loại hình kịch rối truyền thống Nhật Bản.
Con rối Bunraku có kích cỡ cao từ 0,75 đến 1,2m hay hơn, dựa trên tuổi tác, giới tính của nhân vật và tục lệ của mỗi đoàn kịch riêng. Nghệ sỹ rối chính, omozukai, dùng tay phải để điểu khiển tay phải con rối. Nghệ sỹ rối bên trái, được gọi là hidarizukai hay sashizukai, phục thuộc vào truyền thống của đoàn kịch, điều khiển tay trái con rối bằng tay phải của mình qua một cây gậy điểu khiển gắn vào cùi trỏ con rối. Nghệ sỹ rối thứ ba, gọi là ashizukai, điểu khiển cẳng chân và bàn chân.
Osaka là nhà của đoàn kịch do chính phủ tài trợ tại Nhà hát Bunraku Quốc gia. Đoàn kịch thường diễn từ năm vở trở lên mỗi năm, mỗi vở diễn trong vòng từ 2 đến 3 tuần ở Osaka trước khi chuyển đến Tokyo diễn tại Nhà hát Quốc gia. Đoàn kịch Bunraku Quoocsi gia cũng lưu diễn trên toàn nước Nhật và đôi khi cũng ra nước ngoài.
Sự hâm mộ kịch rối Bunraku ngày càng tăng đã góp phần vào việc thành lập đoàn kịch rối truyền thống Nhật Bản đầu tiên ở Bắc Mỹ. Từ năm 2003, Đoàn kịch rối Bunraku Bay, đặt trụ sở tại Đại học Missouri, Columbia, Missouri, đã diễn tại các nơi gặp mặt vòng quanh nước Mỹ, bao gồm Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Kennedy và Viện Smithsonian, cũng như ở Nhật.